0

Lo lắng quá mức ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào? (phần 2) | Safe and Sound

Lo lắng là những phản ứng thông thường khi phải đối diện với những áp lực trong cuộc sống. Theo chuyên gia tâm lý, thông thường, lo lắng có thể thuyên giảm sau khi vấn đề nan giải đã được khắc phục. Tuy nhiên, nếu phải đối mặt với căng thẳng thường xuyên, tình trạng lo lắng có thể xảy ra trong một thời gian dài.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

7. Ảnh hưởng đến làn da

Khi suy nghĩ và lo lắng quá mức, nồng độ hormone cortisol do tuyến thượng thận sản sinh sẽ tăng lên đáng kể. Chuyên gia tâm lý khuyến cáo, cortisol sẽ làm tăng đường huyết, tích tụ mỡ bụng, tăng cảm giác thèm ăn và tăng nhịp tim.

Tuy nhiên khi tăng đường huyết, da sẽ tăng sản xuất bã nhờn dẫn đến tình trạng đen sạm, giãn lỗ chân lông. Vì vậy khi lo lắng quá mức, da mặt thường có xu hướng nổi nhiều mụn.

8. Rối loạn giấc ngủ

Khi lo lắng, não bộ sẽ bị kích thích liên tục và có xu hướng tập trung suy nghĩ về những vấn đề gây căng thẳng. Do đó, tuyến tùng có thể bị rối loạn. Theo chuyên gia tâm lý, cơ quan này chịu trách nhiệm sản sinh hormone melatonin tạo cảm giác buồn ngủ và thư giãn.

Ảnh 1: Giấc ngủ bị ảnh hưởng nếu lo lắng quá mức, kéo dài

Khi căng thẳng kéo dài, lượng hormone giảm đi đáng kể dẫn đến nhiều vấn đề về giấc ngủ như mất ngủ, khó ngủ, ngủ chập chờn, thường xuyên gặp ác mộng,… Chất lượng giấc ngủ giảm thấp không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gia tăng mức độ căng thẳng và phiền muộn. Chuyên gia tâm lý khuyến cáo, điều này tạo ra một vòng luẩn quẩn khiến căng thẳng tăng dần, đồng thời phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất và tâm thần.

9. Đau đầu

Theo chuyên gia tâm lý, khi rơi vào trạng thái lo âu, lưu lượng máu tuần hoàn lên não thường không ổn định cộng với sự mất cân bằng của các chất nội sinh trong não bộ có thể gây ra tình trạng choáng, đau đầu và đau nửa đầu.

Đặc điểm của chứng đau đầu do suy nghĩ, lo lắng quá mức là cảm giác căng ở các cơ vùng cổ, đầu đau ê ẩm và lan tỏa nhưng đau nhiều hơn ở vùng sau đầu. Ngoài ra, chứng đau đầu do lo lắng và phiền muộn còn đi kèm với cảm giác buồn nôn, nôn mửa.

10. Rối loạn kinh nguyệt

Chuyên gia tâm lý cho biết, lo lắng, suy nghĩ quá mức còn gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ giới. Hormone cortisol được sản sinh khi căng thẳng, lo âu đã được chứng minh tác động đáng kể đến quá trình rụng trứng, nồng độ hormone estrogen và progesterone. Hậu quả gây mất kinh, vòng kinh thưa, đau bụng kinh dữ dội,…

Chu kỳ kinh nguyệt không đều khiến khả năng thụ thai giảm đi đáng kể. Về lâu dài, nữ giới có thể gặp khó khăn trong việc mang thai. Do đó, chuyên gia tâm lý khuyến nghị cần phải có biện pháp giảm căng thẳng, giải tỏa lo âu và phiền muộn trong thời gian sớm nhất.

Ảnh 2: Lo lắng quá mức còn ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ

11. Gia tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần

Ngoài những ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, lo lắng quá mức còn tác động đến sức khỏe tâm thần. Theo chuyên gia tâm lý, lo âu, bất an, phiền muộn kéo dài chính là nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống, chứng ám ảnh sợ và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do đó nếu nhận thấy lo lắng kéo dài và không thể tự mình kiểm soát các cảm xúc tiêu cực, nên cân nhắc tìm gặp bác sĩ, chuyên gia tâm lý để được thăm khám và điều trị kịp thời.

: Lo lắng quá mức ảnh hưởng đến sức khoẻ như thế nào? (phần 2) | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound